Nghề Gia công CNC đang rất thiếu lao động có tay nghề

Trong cách mạng công nghiệp 4.0, công việc của ngành cơ khí được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi lớn trong việc gia công các sản phẩm cơ khí chính xác, người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn mà chỉ đứng máy nhấn nút, lập trình gia công...

Trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành gia công CNC ngày một tăng, chính vì vậy đây được đánh giá là một nghề có tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Nghề Gia công CNC đang rất thiếu lao động có tay nghề
nghề gia công cnc
Tiện cnc tại Hà Nội


 Hơn 90% sinh viên ra trường có việc làm Trước đây, gia công cơ khí người ta thường sử dụng các loại máy tiện, máy phay thông thường, việc gia công sản phẩm vẫn phải thực hiện nhiều thao tác bằng tay.
Ngày nay, sự xuất hiện của các máy gia công CNC trên nền tảng công nghệ thông tin đã tự động hóa hầu hết các công đoạn gia công cơ khí, một cách chính xác và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Theo chuyên gia ngành, đặc trưng của gia công cơ khí là các sản phẩm, chi tiết máy móc riêng biệt, số lượng sản phẩm, bản vẽ thiết kế thi công, yêu cầu vật liệu,... đều khác nhau.
Tại xưởng sản xuất, việc gia công các sản phẩm cơ khí, được bắt đầu bằng việc lập trình trên máy tính và truyền tải yêu cầu kỹ thuật bằng các lệnh điều khiển máy CNC thực hiện gia công sản phẩm theo yêu cầu.
Để các lệnh điều khiển đúng với yêu cầu, người công nhân phải phân tích được quá trình thi công như: cần gia công bao nhiêu bước, tốc độ phay, chọn dao cắt phù hợp,...
 Sử dụng và lập trình máy CNC nằm trong nhóm ngành Cơ khí, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực, hiện nay có khá nhiều cơ sở đào tạo nghề này ở các trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, đến Đại học. Tuy nhiên, ở trình độ Trung cấp và Cao đẳng nghề gia công CNC có ưu điểm hơn về thời gian đào tạo và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, việc xét tuyển đầu vào cũng dễ dàng hơn nhiều so với bậc đại học.
Theo đại diện tuyển sinh trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội, đào tạo ngành Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng, trung cấp nghề, học sinh sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học kỹ thuật làm nền tảng, hiểu được và có kỹ năng thực hành tốt các phương pháp gia công cơ bản trên máy tiện CNC, máy phay CNC, máy tiện, máy khoan, nắm bắt đầy đủ các đặc tính cơ lí của quá trình gia công, nguyên lí, cấu tạo, công dụng của các máy cắt kim loại,...
Hiện nay, trên 90% học sinh sinh viên ngành Cắt gọt kim loại tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay.

THIẾU LAO ĐỘNG CÓ TAY NGHỀ

 Thực tế cho thấy, nhu cầu nhân lực nghề gia công CNC là rất cao, thường tập trung tại các nhà máy cơ khí, khu công nghiệp, các doanh nghiệp thường tuyển dụng với mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ngành cơ khí dường như chưa bao giờ thu hút được nguồn nhân lực, bởi quan niệm về ngành này là vất vả, lấm lem dầu mỡ,...
nghề gia công cnc 01
Gia công cơ khí chính xác

Theo thầy Đồng Văn Ngọc, hiệu trưởng trường CĐ nghề cơ điện Hà Nội, thực tế nhân lực về kỹ thuật và công nghệ cao đang rất thiếu hụt. Song việc tuyển sinh những ngành nghề này không hề dễ, nhiều học sinh vẫn nghĩ rằng học cơ khí đồng nghĩa với những công việc nặng nhọc, vất vả, mà không biết, ngành này đang bước vào tự động hóa. Đầu ra những ngành kỹ thuật vô cùng rộng mở, với ngành Cơ khí của trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội, trường cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên với mức lương tối thiểu là 7 triệu đồng/tháng sau khi ra trường.
 Theo Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, đến năm 2020, nhu cầu nhân lực liên quan tới ngành cơ khí sẽ chiếm khoảng 28% tổng nhu cầu lao động. Cả nước hiện có khoảng 14.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí, nhưng chỉ có 12 doanh nghiệp có trên 5.000 lao động và 116 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động,... nhiều doanh nghiệp vẫn đang khá chật vật để thu hút lao động có tay nghề cao. Tuy nhiên, trong khi nguồn nhân lực cơ khí chất lượng trong nước đang thiếu thì học viên ngành này lại có xu hướng đi xuất khẩu lao động nhiều hơn. Được biết, Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Quy hoạch mục tiêu, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu, trong đó ngành cơ khí - luyện kim được được ưu tiên hàng đầu.